Các Phó Chủ Tịch Ubnd Tỉnh Nghệ An

Các Phó Chủ Tịch Ubnd Tỉnh Nghệ An

Các bị cáo Mai Đình Định (cựu Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường) bị tuyên phạt 3 năm tù và áp dụng hình phạt bổ sung, phạt 20 triệu đồng; Phan Văn Cương (cựu Phó giám đốc Sở Công Thương) và Lê Ngọc Dương (cựu Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường) cùng bị tuyên phạt 2 năm 9 tháng tù.

Truy tố 17 bị can khai thác quặng Apatit trái phép

Trước đó, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai đã ra cáo trạng truy tố 17 bị can trong vụ án khai thác quặng Apatit trái phép về các tội “Rửa tiền”, “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” và “Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Trong số này có 9 bị can là cựu lãnh đạo tỉnh Lào Cai bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Trong đó, ông Nguyễn Văn Vịnh, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai; Doãn Văn Hưởng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai;....

7 bị can bị đề nghị truy tố tội Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên là các bị can ở Công ty Apatit trong đó có Nguyễn Quang Huy, Tổng giám đốc Công ty.

Riêng bị can Nguyễn Mạnh Thừa, Giám đốc Công ty Lilama, bị truy tố 2 tội “Rửa tiền” và “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên".

Lực lượng chức năng khám xét trụ sở làm việc của các bị can.

Tuyên án cựu Bí thư Tỉnh ủy 5 năm 6 tháng tù; cựu Chủ tịch UBND tỉnh 4 năm tù; 2 cựu Phó Chủ tịch tỉnh cùng 3 năm 3 tháng tù

Theo đó, bị cáo Nguyễn Mạnh Thừa (Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng thương mại Lilama) bị HĐXX tuyên án 4 năm tù về tội "Rửa tiền" và 3 năm 6 tháng tù cho tội "Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên", tổng hợp hình phạt chung cho cả 2 tội danh bị cáo này phải chấp hành là 7 năm 6 tháng tù.

Bị cáo Nguyễn Văn Vịnh (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai) bị HĐXX tuyên phạt 5 năm 6 tháng tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Ngoài ra, bị cáo Nguyễn Văn Vịnh còn bị áp dụng hình phạt bổ sung, phạt tiền 30 triệu đồng, sung công quỹ nhà nước.

Cùng tội danh trên, bị cáo Doãn Văn Hưởng (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai) bị tuyên phạt 4 năm tù, áp dụng hình phạt bổ sung, phạt 40 triệu đồng.

Hai bị cáo Nguyễn Thanh Dương và Lê Ngọc Hưng (đều là cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai) cùng phải nhận mức án 3 năm 3 tháng tù và cùng bị áp dụng hình phạt bổ sung, phạt mỗi bị cáo 25 triệu đồng.

Các bị cáo tại phiên tòa xét xử

Cựu Bí thư Tỉnh ủy nhiều lần ký văn bản, bút phê tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác trái phép tài nguyên

Trong vụ án, ông Nguyễn Văn Vịnh, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai, thời điểm đó đang là Phó Chủ tịch UBND tỉnh, phụ trách lĩnh vực đầu tư, kinh tế, ông Vịnh nhiều lần ký các văn bản và có ý kiến bút phê, chỉ đạo vào các tài liệu, tạo điều kiện cho Công ty Lilama và Công ty Apatit được khai thác trái phép tài nguyên.

Cụ thể, ông Vịnh ký các Văn bản số 1744; số 839; số 2160; số 3805; Giấy chứng nhận đầu tư số 12121000358 và có ý kiến bút phê, chỉ đạo vào các tài liệu khác có liên quan để Công ty Lilama và Công ty Apatit lợi dụng khai thác và tiêu thụ trái phép khoáng sản.

Nguyễn Văn Hoàng, chuyên viên văn phòng, trực tiếp tham mưu, soạn thảo cho bị can nguyên là lãnh đạo tỉnh Lào Cai, Hoàng khai nhận việc soạn thảo các văn bản trên là tổng hợp nội dung theo đề xuất của các Sở, Ngành.

Bản thân “biết là trái quy định của pháp luật nhưng sợ không thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên sẽ ảnh hưởng đến vị trí công tác nên đã không có ý kiến, kiến nghị cấp có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm.

Còn bị can Vũ Đình Thủy với cương vị là Trưởng phòng Quản lý khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai, là người có trình độ chuyên môn, được phân công trực tiếp phụ trách công tác quản lý tài nguyên, khoáng sản, bị can Thủy biết rõ về diện tích 3,77 ha, biết Công ty Lilama không có giấy phép khai thác, tận thu quặng apatit.

Bị can Thủy biết số quặng được Lilama đề nghị tiêu thụ là trái phép, biết chỉ đạo của lãnh đạo là sai, nhưng vì động cơ cá nhân nên Thủy không kiểm tra hồ sơ thủ tục pháp lý của Công ty Lilama.

Đề nghị tuyên phạt bị cáo Nguyễn Mạnh Thừa từ 7-8 năm 6 tháng tù

Về tội “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”, Viện Kiểm sát xác định Nguyễn Mạnh Thừa là người trực tiếp chỉ đạo, tổ chức khai thác, tiêu thụ trái phép hơn 1,5 triệu tấn quặng Apatit các loại ở khu vực 5.99ha thuộc Khai trường 18, trị giá hơn 610 tỷ đồng. Vì vậy, Thừa là người phải chịu trách nhiệm chính về tội danh này…

Với phân tích nêu trên, đại diện Viện Kiểm sát đã đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Mạnh Thừa, Giám đốc Công ty Lilama mức án từ 3 năm - 3 năm 6 tháng tù về tội “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” và mức án từ 4 - 5 năm tù về tội “Rửa tiền”, tổng hợp hình phạt chung cho cả 2 tội danh, bị cáo Thừa bị đề nghị xử phạt mức án từ 7 - 8 năm 6 tháng tù.

Các bị cáo đứng nghe VKS luận tội

- Nguyễn Quang Huy bị đề nghị xử phạt mức án từ 3 năm - 3 năm 6 tháng tù;

- Phạm Cao Khiêm bị đề nghị mức án từ 2 năm 6 tháng - 3 năm tù;

- Nguyễn Ngọc Bích bị đề nghị mức án 2 năm 6 tháng - 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo;

- Lương Văn Na bị đề nghị mức án từ 2 năm 6 tháng - 3 năm tù;

- Cao Văn Tham bị đề nghị xử phạt mức án từ 2 năm - 2 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo;

- Nguyễn Văn Bình 2 năm 6 tháng - 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo;

- Nguyễn Văn Chung bị đề nghị xử phạt mức án từ 2 năm 6 tháng - 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.

- Nguyễn Văn Vịnh, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai bị đề nghị mức án từ 5 - 6 năm tù;

- Doãn Văn Hưởng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh bị đề nghị mức án từ 4 - 5 năm tù;

- Nguyễn Thanh Dương, cựu Phó Chủ tịch tỉnh bị đề nghị mức án từ 2 năm đến 3 năm tù;

- Lê Ngọc Hưng, cựu Phó Chủ tịch tỉnh bị đề nghị mức án từ 3 năm đến 4 năm tù;

- Mai Đình Định bị đề nghị mức án từ 3 đến 4 năm tù;

- Phan Văn Cương bị đề nghị mức án từ 2 đến 3 năm tù;

- Ngô Đức Hoàng 2 năm đến 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo;

- Lê Ngọc Dương 2 đến 3 năm tù;

- Vũ Đình Thuỷ bị đề nghị mức án từ 2 năm - 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.

Các bị cáo tại phiên tòa xét xử

Biết doanh nghiệp sai phạm nhưng lãnh đạo tỉnh và các sở ngành vẫn tạo điều kiện

Điều đáng nói là, mặc dù biết sai phạm của doanh nghiệp nhưng lãnh đạo các Sở, Ban ngành và lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai vẫn tạo điều kiện, ủng hộ?

Cụ thể, khi Công ty Apatit có văn bản xin khai thác tận thu quặng apatit tại diện tích 3,77ha nhận bàn giao từ Công ty Lilama, ông Doãn Văn Hưởng, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã ký văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường và Công ty Apatit, trong đó có nội dung, ủng hộ Công ty Apatit thực hiện khai thác tận thu quặng apatit tại khu vực 3,77ha.

Khi Công ty Lilama tiếp tục có văn bản gửi UBND tỉnh Lào Cai xin giao lại diện tích đất 3,77ha và xin cấp lại giấy chứng nhận đầu tư dự án nhà hàng, khách sạn, ông Hưởng đã thống nhất đồng ý chủ trương, sau đó ký các Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất 3,77ha để thực hiện dự án, phê duyệt cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, kèm theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bản thân ông Hưởng biết việc cho phép Công ty Lilama thu gom quặng apatit trong quá trình thực hiện dự án khách sạn, nhà hàng là sai nhưng vẫn ký văn bản để cho doanh nghiệp này khai thác.

Đặc biệt, khi các Sở, Ngành tham mưu, soạn thảo, trình các văn bản không đúng quy định pháp luật, bị can Hưởng đã không ngăn chặn, không chỉ đạo các Sở, Ngành có biện pháp quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

Nguyễn Quang Huy là Tổng giám đốc Công ty Apatit biết rõ Công ty Lilama không có giấy phép khai thác quặng nhưng vẫn tổ chức tiêu thụ hơn 1,23 triệu tấn quặng apatit.

Hiện Công ty Apatit đã nộp lại số tiền thu lợi bất chính hơn 184 tỷ đồng.

Tại thời điểm xảy ra vụ án, Công ty TNHH Phốt pho Vàng Việt Nam và Công ty CP Hóa chất Đức Giang Lào Cai không biết việc bị can Nguyễn Mạnh Thừa khai thác quặng trái phép, không biết nguồn gốc quặng apatit là do phạm tội mà có nên không đề cập xử lý.

Thậm chí, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường còn ký văn bản tham mưu để ông Hưởng ký Văn bản số 1717 về việc thực hiện các biện pháp quản lý khoáng sản trong khu vực thi công dự án nhà hàng, khách sạn.

Doanh nghiệp khai thác khoáng sản trái phép, thu lợi bất chính hàng trăm tỷ đồng

Theo Viện Kiểm sát, từ năm 2012 - 2015, Công ty Lilama đã khai thác trái phép hơn 1,5 triệu tấn quặng apatit các loại, trị giá hơn 610 tỷ đồng.

Trong đó, Công ty Xây dựng Lilama thu lợi bất chính hơn 177 tỷ đồng, Công ty Apatit thu lợi bất chính hơn 184 tỷ đồng.

Để che giấu nguồn gốc bất hợp pháp số tiền hơn 177 tỷ đồng, ông Thừa đã chỉ đạo thực hiện chuyển tiền từ tài khoản của công ty vào tài khoản của 12 cá nhân mà Công ty Lilama thuê vận chuyển quặng và đất đá nhiều lần với tổng số tiền hơn 182 tỷ đồng.

Trong đó hơn 5,6 tỷ đồng là số tiền cước vận chuyển quặng, đất đá thực tế 12 cá nhân này được nhận, số tiền còn lại hơn 177 tỷ đồng là tiền nâng khống về giá cước vận chuyển.

Sau khi 12 cá nhân nhận được tiền vào tài khoản đã cùng kế toán của Công ty Lilama rút tiền mặt về đưa cho ông Thừa hoặc nộp vào tài khoản cá nhân của bị can.

Đối với số tiền hơn 177 tỷ đồng, ông Thừa khai đã dùng chi tiêu cá nhân. Đáng chú ý, ông Thừa khai đã dùng 5 tỷ đồng để biếu cựu Bí thư Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh vào dịp Tết năm 2015./.

Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung làm việc với Tập đoàn Luxshare - ICT

Chiều 22/11, đồng chí Nguyễn Đức Trung - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh có buổi làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Luxshare - ICT.

Tham dự buổi làm việc có các đồng chí: Bùi Thanh An - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đặng Thanh Tùng - Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Lê Tiến Trị - Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam; Đoàn Văn Đại - Phó Giám đốc Sở Xây dựng.

Về phía các nhà đầu tư có các ông: Vương Lai Thăng - Phó Chủ tịch Tập đoàn Luxshare - ICT; Lâm Hoàng Thăng - Giám đốc dự án; Teng Wei Hong - Tổng Giám đốc Công ty TNHH VSIP Nghệ An; Lê Anh Hùng - Chủ tịch Công ty Cổ phần xây dựng Hợp Lực.

Gửi tới nhà đầu tư lời chào trân trọng, lời chúc tốt đẹp nhất, đồng chí Nguyễn Đức Trung - Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An bày tỏ phấn khởi được gặp lại ông Vương Lai Thăng - Phó Chủ tịch Tập đoàn Luxshare - ICT sau chuyến công tác của đoàn công tác tỉnh Nghệ An tại Trung Quốc vào cuối tháng 5/2024.

Sau buổi gặp gỡ và làm việc đó, tỉnh Nghệ An và Tập đoàn Luxshare - ICT đều đã có những kết quả tiến triển tích cực trong hợp tác đầu tư. Những vấn đề mà Tập đoàn Luxshare - ICT kiến nghị, đề xuất, đến nay tỉnh Nghệ An đã từng bước giải quyết để đáp ứng nhu cầu của tập đoàn.

Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá rất cao và ghi nhận những đóng góp rất tích cực của Tập đoàn Luxshare - ICT và các công ty thành viên vào sự phát triển chung của tỉnh Nghệ An trong thời gian qua.

Đến thời điểm này, trong bối cảnh khó khăn chung nhưng tỉnh Nghệ An cơ bản đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, đặc biệt là thu ngân sách và thu hút đầu tư. Năm 2024, tỉnh Nghệ An phấn đấu thu hút FDI đạt khoảng 1,6 tỷ USD; là năm thứ 3 liên tiếp nằm trong tốp 10 tỉnh, thành phố của cả nước có kết quả thu hút FDI cao.

Hiện nay, trong Khu công nghiệp VSIP Nghệ An thuộc Khu kinh tế Đông Nam có 7 dự án đầu tư thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn Luxshare - ICT, tạo việc làm cho khoảng 11.600 lao động.

Tập đoàn Luxshare - ICT là một trong những nhà đầu tư lớn nhất đang đầu tư trên địa bàn tỉnh, có những đóng góp rất hiệu quả vào phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An. Bên cạnh đó, trong những năm qua, Tập đoàn đã quan tâm và đóng góp rất tích cực cho công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Thay mặt cấp ủy, chính quyền tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung trân trọng cảm ơn Tập đoàn Luxshare - ICT, cùng các doanh nghiệp, nhà đầu tư liên quan đã tin tưởng, ủng hộ, quan tâm và chia sẻ với tỉnh Nghệ An.

Ghi nhận, bày tỏ vui mừng với những định hướng đầu tư của Tập đoàn Luxshare - ICT vào Nghệ An trong thời gian tới, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, điều này thể hiện sự tin tưởng của Tập đoàn đối với các dự án đầu tư vào Nghệ An ngày càng hiệu quả; và cũng thể hiện tinh thần hợp tác của các cơ quan chuyên môn tỉnh Nghệ An trong việc hỗ trợ Tập đoàn triển khai các dự án.

Quan điểm xuyên suốt, thống nhất của cấp uỷ, chính quyền, các cơ quan chuyên môn của tỉnh là luôn đồng hành, hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa, giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư từ khi khảo sát, triển khai thực hiện và đưa dự án đi vào hoạt động đạt hiệu quả cao nhất trên nguyên tắc cùng có lợi.

Trong thời gian tới, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn phía Tập đoàn Luxshare - ICT đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án; đồng thời tiếp tục nghiên cứu mở rộng đầu tư vào Khu công nghiệp VSIP, Khu kinh tế Đông Nam của tỉnh để phát triển Nghệ An thành "cứ điểm" quan trọng trong việc triển khai các dự án của tập đoàn.

Tỉnh Nghệ An mong muốn sớm có những sản phẩm Made in Viet Nam, Made in Nghe An (Viet Nam) do Tập đoàn Luxshare - ICT sản xuất, xuất khẩu và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung

Giới thiệu khái quát về tình hình hoạt động các công ty của tập đoàn tại Nghệ An, Phó Chủ tịch Tập đoàn Luxshare - ICT Vương Lai Thăng trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành nhất vì sự đồng hành, hỗ trợ, giúp đỡ của lãnh đạo tỉnh Nghệ An và các cơ quan, đơn vị, địa phương của tỉnh dành cho Tập đoàn trong suốt thời gian qua.

Trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Tập đoàn Luxshare - ICT hy vọng rằng Tập đoàn và tỉnh Nghệ An tiếp tục giữ quan hệ mật thiết để đạt được mục tiêu mà cả 2 bên đề ra.

Trao đổi những nội dung mà lãnh đạo Tập đoàn Luxshare - ICT quan tâm, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung nhấn mạnh, Tập đoàn đã có sự lựa chọn đúng đắn khi tập trung đầu tư Khu công nghiệp VSIP Nghệ An thuộc Khu kinh tế Đông Nam, tỉnh Nghệ An với hệ sinh thái đa dạng.

Việc Tập đoàn Luxshare - ICT xây dựng khu nhà lưu trú công nhân là sự chuẩn bị điều kiện cơ bản, quan trọng để người lao động ổn định chỗ ở, yên tâm làm việc.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã và đang tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, địa phương quan tâm tạo điều kiện, giúp các nhà đầu tư nói chung, Tập đoàn Luxshare - ICT nói riêng trong việc thu hút lao động, để đáp ứng yêu cầu hoạt động của các nhà đầu tư.

"Với những quả trứng mà Tập đoàn Luxshare - ICT mang sang, tỉnh Nghệ An sẽ chuẩn bị ổ tốt nhất để nở ra những con gà tốt nhất, để Tập đoàn Luxshare - ICT có thể mang đi khắp thế giới", Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung phát biểu minh hoạ.

Nhân dịp buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Đức Trung - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã trao Quyết định chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đầu tư 2 dự án: Luxshare - ICT (Nghệ An) và Luxshare - ICT (Nghệ An 2) cho lãnh đạo Tập đoàn Luxshare - ICT.