Học Ngành Cơ Khí Ra Làm Gì

Học Ngành Cơ Khí Ra Làm Gì

Sau khi tốt nghiệp ngành Cơ khí, sinh viên có thể đảm nhận một trong các công việc như: Thiết kế, lập bản vẽ, lắp đặt hay gia công máy móc, thiết bị tại các nhà máy, phân xưởng, công trình, công ty cơ khí hoặc làm chuyên viên thiết kế, tư vấn, sửa chữa máy móc,… Cụ thể như sau:

Nghề cơ khí có thu nhập cao không?

Bất kỳ ngành nghề nào cũng có các vị trí, mức lương cao chủ yếu phụ thuộc vào sự nỗ lực, kiên trì của bạn qua từng năm. Nhìn chung, mức lương khởi điểm cho đa số các vị trí như kỹ sư thiết kế, lắp ráp, bảo trì, vận hành, sửa chữa,… khi mới ra trường thường trong khoảng 7 – 12 triệu/tháng. Sau khi đã có kinh nghiệm, tay nghề cao và có thêm các bằng cấp chứng chỉ khác, thì mức lương của một kỹ sư lành nghề sẽ dao động trong khoảng 25 – 30 triệu/tháng. Các bạn đi làm việc tại các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Úc… có thể có mức thu nhập 50 – 100 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, sau khi đã tích lũy đủ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, tài chính, các bạn có thể mở các doanh nghiệp để tự kinh doanh, đem lại thu nhập cao hơn.

Trên đây là những thông tin về nghề cơ khí mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn muốn học nghề cơ khí, hy vọng bạn có thể giải đáp được những thắc mắc, và lựa chọn được trường/trung tâm uy tín để theo học.

Trung tâm Đào tạo CNC CVTECH là Trung tâm đào tạo nghề và chuyển giao công nghệ chuyên sâu về gia công CNC tại Hà Nội, sau đó giới thiệu học viên sang làm việc tại các Công ty tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam. Hiện nay Trung tâm đang có nhiều khóa học lập trình và vận hành máy cnc cấp tốc tại Hà Nội, đào tạo từ cơ bản đến nâng cao, nhận đào tạo các học viên học nghề gia công CNC từ chưa biết gì, học viên học trái ngành cơ khí, cam kết giới thiệu việc làm thu nhập 8 - 12 triệu/tháng tại Việt Nam và 30 - 60 triệu/tháng tại Nhật Bản, Hàn Quốc ngay sau khi học viên tốt nghiệp. Học viên sẽ được học vận hành máy phay CNC và tiện CNC 1 cách bài bản, thực hành trên máy CNC hiện đại và các bản vẽ sản phẩm thực tế. Ngoài ra, học viên còn được học đọc bản vẽ, thiết kế 2D, 3D, Lập Trình G-code và Lập Trình CNC trên phần mềm MasterCAM. Sau khi học xong, khi nhận bản vẽ học viên có thể tự phân tích, lên quy trình gia công, thiết kế, lập trình CNC, rồi vận hành máy CNC gia công sản phẩm và kiểm tra sản phẩm sau gia công.

Thời gian và học phí các khóa học Lập trình và vận hành máy CNC tại Trung tâm đào tạo CNC CVTECH như sau:

Ngành Cơ khí là một ngành học đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế và xã hội. Để máy móc và các thiết bị phục vụ trong quá trình sản xuất sản phẩm có thể hoạt động tốt thì cần đến sự tham gia của các kỹ sư cơ khí. Ngành Cơ khí hay còn gọi là ngành Kỹ thuật cơ khí, đây là khối ngành liên quan đến việc áp dụng các nguyên lý vật lý, kỹ thuật, khoa học vào trong quá trình thiết kế, chế tạo, bảo trì, bảo dưỡng các loại máy móc nằm trong hệ thống cơ khí để phục vụ ngành công nghiệp sản xuất.

Hiểu một cách đơn giản thì ngành Cơ khí chính là ngành học tập trung vào quá trình tìm hiểu chuyên sâu những thứ có liên quan đến chế tạo, quản lý và sửa chữa các sản phẩm cơ khí. Cụ thể sản phẩm cơ khí chính là những động cơ bên trong các thiết bị điện tử.

Sinh viên theo học ngành Cơ khí sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức cơ sở về chế tạo cơ như: Thiết kế, chế tạo, gia công và thử nghiệm các sản phẩm cơ khí, vận hành, lắp ráp, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống cơ khí và xử lý các vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị điện tử trong quy trình sản xuất. Chương trình học sẽ chú trọng việc tích hợp lý thuyết với thực hành, bao gồm đào tạo phương pháp đọc và vẽ kỹ thuật, công nghệ CAD/ CAM/ CNC/ CAE, giao diện robot,...

Bên cạnh đó, một số môn học chuyên ngành trong chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí gồm:

Trong quá trình học, sinh viên theo học ngành Cơ khí sẽ được yêu cầu tham gia thực tập tại các nhà máy, xưởng sản xuất hay công ty cơ khí để có cái nhìn thực tế về ngành này cũng như cơ hội để thực hành một số kiến thức trong quá trình học tập và hoàn thành chương trình học.

Chọn lĩnh vực chuyên môn phù hợp

Khi chọn theo đuổi ngành Cơ khí, bạn sẽ phải lựa chọn một chuyên môn để tập trung trau dồi kiến thức và phát triển. Trong những năm học đầu và bắt đầu làm quen với nền tảng kiến thức Cơ khí, bạn cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng về việc chọn chuyên ngành và hướng đi phù hợp với bản thân càng sớm càng tốt. Bạn có thể tìm đến giảng viên hoặc các anh chị đi trước để xin lời khuyên. Việc này sẽ giúp bạn có thể tiết kiệm thời gian, công sức và rất có lợi cho con đường thăng tiến trong công việc sau này.

Học ngành Kỹ thuật Cơ khí ra trường làm gì?

Theo số liệu dự báo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM công bố thường niên thì nhu cầu nhóm ngành Cơ khí – Luyện kim – Công nghệ ô tô xe máy hiện đang đứng đầu, chiếm tỷ lệ trên 25% nhu cầu lao động. Trong đó, Cơ khí được coi là trái tim của quá trình công nghiệp hóa và đang có tốc dộ phát triển nhanh chóng. Trong tương lai, nhu cầu nhân lực ngành này sẽ còn tiếp tục tăng nhanh tạo nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho người học. Kỹ sư Cơ khí có thể đảm nhận việc thiết kế, lên bản vẽ, lắp đặt hoặc gia công máy móc, thiết bị tại các nhà máy, công trình, công ty cơ khí; chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí; lập trình gia công máy CNC; hay cán bộ quản lý, điều hành kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về cơ khí phục vụ an ninh, quốc phòng, ô tô, tàu thủy, hàng không,…

Thường xuyên tham gia các CLB học thuật giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn

Để đảm nhận tốt công việc của một kỹ sư Cơ khí, tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, thực tập bên cạnh chương trình lý thuyết là một trong những yếu tố được các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí uy tín đặc biệt chú trọng. Chẳng hạn, HUTECH đã chuẩn bị chu đáo cho tương lai của sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ khí thông qua việc thành lập CLB Cơ khí trẻ, CLB Robot; phối hợp cùng các doanh nghiệp tổ chức các hội thảo chuyên đề, kỳ thực tập Doanh nghiệp và ký kết thỏa thuận hợp tác tuyển dụng, thực tập với với đa dạng các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước như: Cty National Instruments, cty TNHH Kỹ thuật tự động – ETEC, cty CP công nghệ Meetech, cty TNHH Cơ điện tử Hiệp Phát,... Đó là sự chuẩn bị chu đáo để các kỹ sư cơ khí tương lai bắt tay ngay vào công tác chuyên môn và đảm trách tốt mọi công tác quản lý – điều hành, lắp đặt – lập trình, ứng dụng - làm chủ công nghệ Cơ khí theo đà phát triển khoa học kỹ thuật thời đại mới. Với những điều đã trình bày, có lẽ “Ngành Kỹ thuật Cơ khí là gì? Ra trường làm gì?” đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành Kỹ thuật Cơ khí không, ngành Kỹ thuật Cơ khí xét những tổ hợp môn nào, điểm trúng tuyển của ngành Kỹ thuật Cơ khí khoảng bao nhiêu, có những trường nào uy tín đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành Kỹ thuật Cơ khí và trở thành một kỹ sư Cơ khí thành công trong tương lai.

Ngành cơ khí đóng vai trò quan trọng nhất trong ngành sản xuất ô tô

Giới thiệu ngành Gia công cơ khí CNC

Ngành kỹ thuật cơ khí gồm những nghề nào?

Khi nhắc tới cơ khí, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các công xưởng, máy móc. Ở đó, những người thợ cơ khí sẽ sử dụng những công cụ như máy phay,tiện, bào, hàn,… để gia công các vật liệu sắt thép, sau đó lắp ráp các chi tiết lại với nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, kỹ thuật, các sinh viên theo học nghề cơ khí sẽ được đào tạo các ngành kỹ thuật thiết kế, lập trình cơ khí như:

Có thể nói, ngành kỹ thuật cơ khí rất rộng, từ cơ khí chế tạo máy, cơ khí đóng tàu,… đến cơ khí quân sự. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số ngành nghề cơ khí phổ biến, thường gặp và có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chúng ta.

Nghề cơ khí hàn hay thợ hàn là một trong những nghề cần thiết trong hầu hết các ngành nghề liên quan đến quá trình xây dựng, gia công, sản xuất. Công việc của một thợ hàn là lắp ráp, chế tạo nên những công cụ bằng sắt, thép, nhôm, inox,… thành thang máy, cửa sắt, xe đẩy,… dựa theo thiết kế ban đầu.

Công việc của người thợ hàn đôi lúc cũng nguy hiểm khi bạn phải leo trèo trên các tòa nhà, công trình để hàn chi tiết, mối nối sắt ở trên cao. Bên cạnh đó, người thợ hàn cũng thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng phát ra khi hàn, khói kim loại bị đốt cháy đốt lên có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Với nghề kỹ sư chế tạo máy, bạn sẽ làm những công việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo trì, sửa chữa,… các loại máy móc, thiết bị cần có trong các nhà máy, công xưởng. Theo một số mô tả công việc của một Kỹ sư cơ khí chế tạo máy mà chúng tôi tìm hiểu gồm có một công việc như sau:

Sản phẩm cơ khí được chế tạo bằng phương pháp Phay CNC

Như vậy có thể thấy, một kỹ sư cơ khí chế tạo máy ngày nay, ngoài kỹ năng cơ khí thông thường, còn cần phải biết những kỹ năng vi tính văn phòng, biết sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế trên máy tính như AutoCad, Solidworks, MasterCam...

Giới thiệu: Nghề Lập trình và Vận hành máy Phay CNC là gì?

Cơ khí là nghề phổ biến hiện nay tại Việt Nam với nhu cầu tuyển dụng lao động có ở khắp mọi vùng trên cả nước. Bạn mong muốn trở thành một kỹ sư cơ khí và đang tìm kiếm một nơi để học ngành, nghề cơ khí uy tín. Hãy cùng tham khảo tiêu chí đánh giá trường, trung tâm dạy nghề cơ khí tốt nhất và danh sách các trường đào tạo nghề uy tín. Từ đó lựa chọn được cho mình một nơi học phù hợp.