Nhà Kinh Doanh Là Gì

Nhà Kinh Doanh Là Gì

Khí nhà kính (Greenhouse Gases - GHG) là các loại khí tồn tại trong bầu khí quyển, có khả năng hấp thụ và phản xạ tia bức xạ nhiệt.

Các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh phổ biến

Bán lẻ là lĩnh vực kinh doanh mà các doanh nghiệp bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Đây là một ngành rộng lớn và bao gồm nhiều loại hình kinh doanh như siêu thị, cửa hàng đồ điện tử, cửa hàng thời trang, cửa hàng thực phẩm, các mô hình bán lẻ trực tuyến,...

Lĩnh vực dịch vụ tài chính bao gồm các hoạt động như ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư, tư vấn tài chính, dịch vụ tài chính cá nhân. Các công ty trong lĩnh vực này cung cấp các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến tiền tệ, đầu tư, vay nợ, bảo hiểm, quản lý tài chính,...

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên

Công ty TNHH Một thành viên là doanh nghiệp do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ.

Kinh doanh Du lịch và khách sạn

Ngành du lịch và khách sạn tập trung vào việc cung cấp dịch vụ du lịch, đi lại và lưu trú. Các doanh nghiệp trong ngành này có thể là các công ty hàng không, khách sạn, công ty du lịch, công ty đặt vé,...

Hộ kinh doanh là một dạng tổ chức kinh doanh nhỏ, thường được điều hành bởi một cá nhân hoặc một gia đình. Hộ kinh doanh không phải là một đơn vị pháp nhân độc lập, mà chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp được coi là một thể thống nhất.

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp. Họ có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của Pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của mình.

Doanh nghiệp nhà nước, còn được gọi là công ty Nhà nước hoặc doanh nghiệp công lập, là một loại hình tổ chức kinh doanh do chính phủ hoặc các cơ quan nhà nước sở hữu và điều hành. Trong mô hình này, nhà nước là chủ sở hữu và có quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp liên doanh là một hình thức hợp tác kinh doanh giữa hai hoặc nhiều tổ chức, công ty hoặc cá nhân độc lập để thành lập và điều hành một doanh nghiệp chung. Trong doanh nghiệp liên doanh, các bên tham gia đóng góp vốn, tài sản, công nghệ, nguồn nhân lực và các nguồn lực khác để chia sẻ lợi ích và rủi ro từ hoạt động kinh doanh chung.

Các mô hình kinh doanh phổ biến

Mô hình kinh doanh B2B (Business-to-Business) là hình thức kinh doanh mà trong đó, các doanh nghiệp tập trung vào việc bán hàng, cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp khác thay vì tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng. Với mô hình này, các giao dịch thường xảy ra giữa các công ty, tổ chức hoặc tổ chức phi lợi nhuận.

Các giao dịch thường có quy mô lớn và liên quan đến các đơn hàng với giá trị lớn. Thông thường, quy trình mua hàng trong mô hình B2B phức tạp hơn và có thể kéo dài trong thời gian dài, đòi hỏi các bước thương thảo, xem xét hợp đồng kỹ lưỡng và chi tiết về cung cấp sản phẩm/ dịch vụ.

Mô hình kinh doanh B2C (Business-to-Consumer) là hình thức kinh doanh mà trong đó, doanh nghiệp tập trung vào việc bán hàng, cung cấp dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Trong mô hình này, các giao dịch thường xảy ra giữa doanh nghiệp và cá nhân.

Với mô hình kinh doanh B2C, sản phẩm/ dịch vụ được tạo ra hoặc cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cá nhân. Các giao dịch thường có quy mô nhỏ hơn và liên quan đến mua sắm trực tuyến hoặc tại các cửa hàng bán lẻ. Thông thường, quy trình mua hàng trong mô hình B2C đơn giản hơn và có thể xảy ra nhanh chóng.

Mô hình kinh doanh C2C (Consumer-to-Consumer) là hình thức kinh doanh mà trong đó người tiêu dùng tương tác và thực hiện giao dịch trực tiếp với nhau thông qua một nền tảng hoặc môi trường trực tuyến. Trong mô hình này, các cá nhân sử dụng nền tảng trung gian để bán/ mua hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ từ nhau.

Với mô hình kinh doanh C2C, người tiêu dùng trở thành cả người bán và người mua. Họ có thể đăng thông tin về sản phẩm/ dịch vụ của mình trên các trang website, ứng dụng di động hoặc các sàn giao dịch thương mại điện tử.

Mô hình kinh doanh C2B (Consumer-to-Business) là hình thức kinh doanh trong đó, người tiêu dùng đóng vai trò là người bán và cung cấp sản phẩm/ dịch vụ cho các doanh nghiệp. Trong mô hình này, người tiêu dùng tạo ra giá trị và các doanh nghiệp mua sản phẩm/ dịch vụ đó từ họ.

Với mô hình kinh doanh này, người tiêu dùng tạo ra giá trị thông qua các hoạt động như viết bài đánh giá sản phẩm, tạo nội dung truyền thông, tham gia khảo sát hoặc cung cấp các dịch vụ chuyên môn. Các doanh nghiệp sau đó tận dụng giá trị này để cải thiện sản phẩm, dịch vụ hoặc chiến lược kinh doanh của mình.

Những thách thức đối với hoạt động kinh doanh ngày nay

Kinh doanh không phải là một miếng bánh dễ ăn, đặc biệt là khi nói đến các tập đoàn. Mỗi doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức bên trong và bên ngoài, bao gồm:

Đối phó với sự không chắc chắn trong tương lai như xu hướng thị trường, kỳ vọng của khách hàng, môi trường kinh tế thay đổi. Doanh nghiệp phải chủ động và kiểm soát mọi vấn đề có thể xảy ra, nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Giám sát các hoạt động của tổ chức một cách hiệu quả cũng là một thách thức khác. Quản lý cần phát triển KPI và kiến thức chuyên môn trong việc giải thích, truyền đạt các số liệu để đưa ra những quyết định tốt hơn.

Quản lý tài chính: Doanh nghiệp cần biết đầu tư vào đâu, khi nào, làm thế nào để tiết kiệm chi phí, làm cách nào để tăng tỷ suất lợi nhuận, duy trì dòng tiền tốt,...

Tuân thủ những quy định, chính sách do chính quyền đặt ra, bao gồm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, chính sách kinh tế, nghĩa vụ pháp lý,...

Tích hợp doanh nghiệp và công nghệ một cách nhất quán, những tiến bộ công nghệ ngày nay thậm chí còn nhanh hơn những thứ khác, nếu không theo kịp, doanh nghiệp sẽ bị bỏ lại phía sau.

Tuyển dụng, quản lý lực lượng lao động tài năng, phù hợp với doanh nghiệp, nếu tuyển dụng sai người, tổ chức sẽ khó có thể phát triển. Những người có kỹ năng chuyên nghiệp, thái độ và tư duy xuất sắc là tài sản quý báu của một doanh nghiệp.

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hai thành viên

Công ty TNHH hai thành viên là doanh nghiệp có số lượng thành viên không vượt quá 50 người, các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn đã góp. Loại hình doanh nghiệp này có tư cách pháp nhân.

Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần mà họ sở hữu.

Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên (gọi là thành viên hợp danh) cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung và cùng chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty hợp danh có thể có một số thành viên góp vốn. Các thành viên góp vốn không tham gia vào việc điều hành công ty và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp của họ.

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập và sở hữu toàn bộ vốn điều lệ. Các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.

Kinh doanh lĩnh vực Dược phẩm và chăm sóc sức khỏe

Lĩnh vực dược phẩm và chăm sóc sức khỏe liên quan đến hoạt động sản xuất, phân phối và bán các sản phẩm y tế, dược phẩm. Các công ty trong ngành này có thể sản xuất thuốc, thiết bị y tế, dược phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân và cung cấp dịch vụ y tế.

Lĩnh vực sản xuất và vận chuyển liên quan đến quá trình sản xuất hàng hóa/ dịch vụ, cũng như quá trình vận chuyển, lưu trữ và phân phối chúng. Các doanh nghiệp trong ngành này có thể là các nhà máy sản xuất, công ty vận tải, kho bãi và các nhà cung cấp dịch vụ logistics.

Kinh doanh lĩnh vực Công nghệ thông tin

Các công ty trong lĩnh vực này có thể cung cấp phần mềm, phần cứng, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, lưu trữ đám mây, phân tích dữ liệu, các giải pháp công nghệ thông tin khác,...

Những trường hợp vi phạm trong hoạt động kinh doanh

Căn cứ vào Điều 7 Luật Thương mại năm 2005, thương nhân khi kinh doanh bắt buộc phải đăng ký kinh doanh, trừ hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, buôn bán rong, bán vé số,… Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm tất cả hoạt động của mình theo quy định.

Việc không nộp thuế hoặc nộp thuế không đúng hạn, khai thuế sai lệch là hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Những vi phạm về thuế có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm. Cụ thể, các mức phạt vi phạm hành chính về thuế được quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:

Nếu vi phạm nặng đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tù từ 7 năm theo Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.

Kinh doanh là một quá trình cần thời gian và sự đầu tư kỹ lưỡng, về cả chiến lược, kế hoạch, định hướng phát triển,... Ngày nay, khởi nghiệp đang tạo ra một làn sóng mới và trở thành nền tảng quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều sai lầm dẫn đến việc chật vật, khó khăn, thất bại trên một thị trường biến động như hiện nay. Chính vì vậy, trước khi bắt tay vào triển khai hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần lưu ý:

Nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, bao gồm lĩnh vực hoạt động, đối tượng khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh,... nhằm hiểu rõ hơn về môi trường, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.

Xây dựng và nuôi dưỡng đội ngũ nhân viên tài năng, nhiều năng lượng, đồng lòng hướng tới mục tiêu của doanh nghiệp.

Thường xuyên theo dõi thị trường để nhận biết rủi ro, nằm bắt cơ hội, liên tục cải tiến để nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Định kỳ theo dõi, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho phù hợp với sự biến động của thị trường, đảm bảo hiệu quả và thành công của doanh nghiệp.

Thực hiện đúng các chính sách, quy định của pháp luật, nghĩa vụ nộp thuế khi có phát sinh thu nhập, bao gồm:

Lệ phí môn bài: Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu từ tư 10 tỷ đồng trở xuống đóng phí môn bài 2 triệu đồng/ năm. Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu từ trên 10 tỷ đồng cần đóng 3 triệu đồng/ năm. Các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, các tổ chức kinh tế khác là 1 triệu đồng/ năm.

Thuế giá trị gia tăng (VAT): VAT được áp dụng cho các mức 0%, 5%, 10% tùy theo hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế này được tính dựa vào doanh thu của doanh nghiệp trong mỗi năm. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể được áp dụng mức thuế thấp hơn thuế suất quy định trong Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017.