Rút BHXH 1 Lần Rồi Có Đóng Lại Được Không?
Người đóng BHXH đã chết, thân nhân được hưởng chế độ gì?
(1) Trợ cấp mai táng phí: Người lao động đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH và đã đóng BHXH bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên hoặc BHXH tự nguyện từ đủ 60 tháng trở lên sẽ nhận trợ cấp mai táng khi qua đời.
Thân nhân người lao động qua đời sẽ nhận được trợ cấp mai táng, với số tiền trợ cấp mai táng được tính bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng người tham gia BHXH qua đời.
Năm 2024 mức lương cơ sở hiện đang áp dụng theo quy định 24/2023/NĐ-CP là 1,8 triệu đồng. Như vậy tiền mai táng phí cho người hưởng tiền tuất năm 2024 là 18 triệu đồng/người.
(2) Trợ cấp tuất một lần: Căn cứ theo quy định tại Điều 70 Luật BHXH 2014, người lao động tham gia BHXH dưới 15 năm và không thuộc diện được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng, thân nhân sẽ nhận trợ cấp tuất một lần. Mức trợ cấp tuất một lần này đối với thân nhân của người lao động đang tham gia BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH được tính theo số năm đã đóng BHXH.
Cụ thể, mỗi năm đóng BHXH trước năm 2014 sẽ được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH; còn mỗi năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi sẽ được tính bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
(3) Trợ cấp tuất hàng tháng: Người tham gia BHXH thuộc một trong các trường hợp sau đây khi qua đời thì thân nhân sẽ được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
- Đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhưng chưa nhận BHXH một lần.
- Chết do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
Thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng bao gồm:
- Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh sau khi người bố qua đời mà người mẹ đang mang thai.
- Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi hoặc chồng dưới 60 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
- Cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng của người tham gia BHXH đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ.
Trợ cấp tuất hàng tháng phụ thuộc vào mức lương cơ sở và số người thân đủ điều kiện hưởng. Theo đó, mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở tại tháng người tham gia BHXH qua đời. Số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng tối đa là 4 người.
Thân nhân người mất làm thủ tục để hưởng chế độ tử tuất
Thủ tục nhận tiền tử tuất như thế nào?
Để thực hiện thủ tục nhận tiền tử tuất, thân nhân của người tham gia BHXH chết (mất) cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
(1) Đơn đề nghị hưởng chế độ tử tuất (theo mẫu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
(2) Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử của người tham gia BHXH hoặc quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
(3) Sổ bảo hiểm xã hội của người tham gia BHXH.
(4) Giấy chứng nhận quan hệ thân nhân với người tham gia BHXH (giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy chứng nhận độc thân, giấy chứng nhận nuôi dưỡng...).
(5) Giấy chứng nhận khả năng lao động của thân nhân nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
(6) Giấy chứng nhận không có thu nhập hoặc có thu nhập hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở của thân nhân nếu không phải là con của người tham gia BHXH.
Sau đó, thân nhân cần nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người tham gia BHXH đóng bảo hiểm xã hội trước khi chết, hoặc nơi thường trú của người tham gia bảo hiểm xã hội trước khi chết.
Thời hạn nộp hồ sơ là trong vòng 12 tháng kể từ ngày người tham gia bảo hiểm xã hội chết (Căn cứ theo Nghị định số 115/2015/NĐ-CP). Nếu nộp hồ sơ quá thời hạn, bạn sẽ bị trừ số tiền tử tuất tương ứng với thời gian quá hạn.
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi người tham gia bảo hiểm xã hội chết có được rút tiền không từ Bảo hiểm xã hội điện tử EBH. Để biết thông tin chi tiết về trường hợp của mình và được hỗ trợ nhanh nhất, bạn có thể liên hệ với cơ quan BHXH gần nhất hoặc gọi điện thoại đến tổng đài CSKH BHXH Việt Nam 1900 9068 (1000 đồng/phút) để được trợ giúp.
Người lao động đi xuất khẩu lao động mà không còn nhu cầu tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội thì có thể rút BHXH một lần được không? Hãy cùng EBH tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Xuất khẩu lao động có thể rút BHXH 1 lần trong trường hợp nào?
Về việc cấp sổ mới khi người lao động tham gia BHXH
Người lao động sau khi nhận BHXH 1 lần lại tiếp tục làm việc và thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì người sử dụng lao động phải khai báo đóng BHXH để tiếp tục đóng BHXH.
Về việc cấp sổ mới hay lấy mã số sổ BHXH cũ phụ thuộc vào việc mã số sổ BHXH cũ đã bị hủy hay chưa? Do vậy, bạn cần yêu cầu cung cấp thông tin và tra cứu trên cơ sở dữ liệu bảo hiểm. Nếu vẫn có thông tin số sổ BHXH cũ thì phải đóng trên mã số sổ cũ đó. Nếu đã bị hủy số sổ đó thì mới có thể khai báo cấp sổ mới.
Hồ sơ xin cấp sổ bảo hiểm xã hội:
Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị:
Cách 2. Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Trường hợp không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc thì người lao động có thể lựa chọn đóng BHXH tự nguyện với mức đóng do chính mình lựa chọn và phương thức đóng đa dạng (hàng tháng, hàng năm hoặc 03 tháng, 06 tháng một lần).
Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi rút BHXH 1 lần rồi có đóng lại được không. Ngoài ra Hóa đơn điện tử Easyinvoice cũng đã chia sẻ thêm các thông tin hữu ích khác liên quan đến chủ đề này. Hy vọng bài viết trên đây hữu ích với quý bạn đọc.
Mời bạn tìm hiểu thêm bài viết của Easyinvoice
Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900 56 56 53 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.
Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế
SoftDreams ra mắt Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos hỗ trợ Quý khách hàng trong nghiệp vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Nếu Quý khách hàng cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên nghiệp của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.
EASYPOS – Phần mềm Quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ như:
Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hỗ trợ 24/7 kể cả ngày lễ tết.
Video giới thiệu Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos
Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ
Điện thoại: 1900 33 69 – 1900 56 56 53
Website: https://easyinvoice.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn
Một trong những quyền lợi của người tham gia đóng bảo hiểm xã hội là được hưởng chế độ tử tuất. Vậy trường hợp người đóng bảo hiểm xã hội chết có được rút tiền không? Mức hưởng và cách tính tiền như thế nào? Mời bạn hãy cùng EBH tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Người tham gia BHXH được hưởng chế độ tử tuất khi họ qua đời
Rút BHXH 1 lần rồi có đóng lại được không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân đội quân nhân.
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Trường hợp người lao động có ký kết hợp đồng lao động với công ty sẽ thuộc đối tượng tham gia xã hội bắt buộc. Khi đó, người lao động hoàn toàn có quyền được tham gia BHXH tại công ty mới mặc dù trước đây bạn có tham gia BHXH và rút BHXH 1 lần về.
Trường hợp này cần phải khai báo với công ty để yêu cầu người sử dụng lao động tham gia BHXH cho bạn. Trường hợp nếu số sổ BHXH của bạn chưa bị xóa, thì bạn cung cấp sổ BHXH cũ và tiếp tục đóng BHXH. Nếu số sổ BHXH đã bị xóa, thì bạn sẽ được cấp sổ BHXH mới.
Cách tham gia BHXH sau khi đã rút BHXH 1 lần
Với những người đã rút BHXH 1 lần thì vẫn có thể tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội theo 02 cách dưới đây:
Có được rút BHXH 1 lần khi lao động đi xuất khẩu lao động?
Người lao động khi muốn rút BHXH 1 lần cần đáp ứng đủ điều kiện hưởng quy định tại Khoản 1, Điều 60 và Khoản 1, Điều 77, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 gồm các trường hợp sau:
- Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
- Lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đã đủ tuổi nghỉ hưu mà khi nghỉ việc chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.
- Bi mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
- Là công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
- Lao động sau 1 năm nghỉ việc hoặc sau 1 năm không tham gia BHXH tự nguyện mà không đủ 20 năm đóng BHXH.
Người lao động thuộc 1 trong các trường hợp trên khi có yêu cầu gửi cơ quan BHXH sẽ được xem xét và giải quyết rút BHXH 1 lần theo quy định.
Như vậy trường hợp người lao động đi xuất khẩu lao động thông thường sẽ không đủ điều kiện để rút BHXH 1 lần. Tuy nhiên người lao động có thể kết hợp với các điều kiện trên để có thể rút BHXH 1 lần 1 cách thuận lợi. Theo đó,
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 1, Nghị quyết 93/2015/QH13 lao động muốn được hưởng BHXH 1 lần có thể làm theo cách sau:
- Đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc: Xin nghỉ việc tại đơn vị/doanh nghiệp và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện trong vòng 1 năm trở lên.
- Đối với người tham gia BHXH tự nguyện: Dừng tham gia BHXH tự nguyện từ 01 năm trở lên.
Như vậy, người lao động sẽ không được rút bảo hiểm xã hội một lần khi đi xuất khẩu lao động nếu lao động đó không định cư ở nước ngoài. Người lao động chỉ có thể rút BHXH một lần sau khi trở về nước và nghỉ việc trong một năm mà không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.
Người lao động cũng cần có hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần gồm các giấy tờ sau: Sổ bảo hiểm xã hội bản chính và đơn đề nghị hưởng BHXH 1 lần. Bên cạnh đó, căn cứ vào từng trường hợp cự thể lao động sẽ phải cần bổ sung thêm một số các loại giấy tờ khác.
Đi xuất khẩu lao động vẫn có thể tham gia BHXH