Tối 2/11/2022, tại Hà Nội, Bộ Công thương đã tổ chức lễ công bố các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2022.
Thương hiệu quốc gia (National Brand) là gì?
Một trong những yếu tố để quyết định vị thế cạnh tranh của mỗi quốc gia trên thị trường quốc tế là việc xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia. Điều này phụ thuộc vào định hướng phát triển riêng của mỗi quốc gia lựa chọn.
1.1. Khái niệm thương hiệu quốc gia
Thương hiệu quốc gia (National Brand) được hiểu là tên, các ký hiệu, khẩu hiệu, biểu tượng, thiết kế hoặc là tổng hợp những yếu tố trên với mục đích xác định hàng hóa hay dịch vụ của một hay một nhóm nhà cung cấp để phân biệt với những đối thủ cạnh tranh khác. Thương hiệu quốc gia là thương hiệu gán chung cho các sản phẩm, hàng hoá của một quốc gia nào đó (nó thường gắn với những tiêu chí nhất định, tuỳ thuộc vào từng quốc gia, từng giai đoạn).
– Thương hiệulà tổng hợp tất cả các yếu tố vật chất, thẩm mĩ, lí lẽ và cảm xúc của một sản phẩm (hoặc doanh nghiệp), bao gồm bản thân sản phẩm, tên, logo, hình ảnh và mọi sự thể hiện hình ảnh, dần qua thời gian được tạo dựng rõ ràng trong tâm trí khách hàng nhằm thiết lập một chỗ đứng tại đó.
– Hiệp hội Marketing Mỹ (American Marketing Association – AMA) đã định nghĩa: “Thương hiệu (brand) là một cái tên, biểu tượng, kí hiệu, kiểu dáng hoặc sự phối hợp tất cả các yếu tố này để có thể nhận biết hàng hoá hoặc dịch vụ của một người bán cũng như phân biệt nó với hàng hoá hay dịch vụ của những người bán khác”.
Để hiểu về thương hiệu quốc gia (National Brand), trước tiên ta cần hiểu thế nào là thương hiệu (brand). Có nhiều quan niệm khác nhau về thương hiệu, một khái niệm về thương hiệu được thừa nhận rộng rãi là khái niệm thương hiệu của Hiệp hội Marketing Mỹ, theo đó thương hiệu là tên, các khẩu hiệu, ký hiệu, biểu tượng hay là những thiết kế hoặc là tổng hợp những yếu tố trên với mục đích xác định hàng hóa hay dịch vụ của một hay một nhóm nhà cung cấp để phân biệt với những đối thủ cạnh tranh khác.
Từ khái niệm trên, có thể hiểu thương hiệu quốc gia là tên, các khẩu hiệu, ký hiệu, biểu tượng hay thiết kế hay tổng hợp những yếu tố trên với mục đích xác định hàng hóa và dịch vụ được tạo ra từ một quốc gia nhằm phân biệt hàng hóa và dịch vụ của quốc gia này với những quốc gia khác. Do vậy, “xác định” và “phân biệt” là cốt lõi chính để xây dựng thương hiệu nói chung và thương hiệu quốc gia nói riêng.
Ví dụ Thương hiệu quốc gia trên thế giới như:
– Thai’Brand là thương hiệu quốc gia của Thái Lan, thương hiệu của Hồng Kông có biểu trưng là con rồng bay và dòng chữ “Thành phố thế giới châu Á –Asia’s Word City”.
– Vietnam Value là thương hiệu quốc gia của Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Để phát triển thương hiệu quốc gia cần tập trung đẩy mạnh hai yếu tố chính là xây dựng thương hiệu quốc gia và quản lý thương hiệu quốc gia để đảm bảo thương hiệu quốc gia được sử dụng đúng mục đích, đạt kết quả so với mục tiêu chương trình thương hiệu quốc gia đề ra.
Với mục tiêu là xây dựng hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ với chất lượng cao, tăng niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước và con người Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển ngoại thương và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Theo mục tiêu cụ thể đặt ra trong chương trình thương hiệu quốc gia của Việt Nam:
Trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030, tập trung xây dựng và phát triển Thương hiệu Việt Nam gắn với các giá trị tích cực, nổi trội của Thương hiệu sản phẩm với các mục tiêu cụ thể như sau:
a) Thực hiện có hiệu quả Chương trình trên cơ sở thống nhất, đồng bộ với chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; kim ngạch xuất khẩu của nhóm sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt mức tăng cao hơn mức tăng bình quân cả nước;
b) Góp phần tăng giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam bình quân 20% mỗi năm theo thống kê, đánh giá của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới;
c) Trên 1.000 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam;
d) Mỗi năm tăng 10% số lượng doanh nghiệp được vào danh sách doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao nhất của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới;
đ) 90% số lượng doanh nghiệp trên cả nước có nhận thức về vai trò của thương hiệu trong sản xuất, kinh doanh, đầu tư;
e) 100% sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được quảng bá trong nước và tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm.
Nội dung của chương trình Thương hiệu quốc gia này bao gồm 04 nội dung:
1. Nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của thương hiệu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư.
2. Nâng cao năng lực xây dựng, phát triển, quản trị thương hiệu cho doanh nghiệp nhằm đáp ứng tiêu chí của Chương trình.
3. Quảng bá Thương hiệu quốc gia Việt Nam gắn với quảng bá thương hiệu sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
4. Các nội dung nêu tại mục này được xây dựng và thực hiện theo Quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình.
1.2. Đặc điểm của thương hiệu quốc gia
Đặc điểm của thương hiệu quốc gia là thường có tính khái quát và trừu tượng rất cao và không bao giờ đứng độc lập, luôn phải gắn liền với các thương hiệu cá biệt hay thương hiệu nhóm, thương hiệu gia đình.
Nhiều người vẫn cho rằng thương hiệu quốc gia là một loại chứng nhận. Thực tế thì thương hiệu quốc gia luôn được xác định như là một chỉ dẫn địa lí đa dạng dựa trên uy tín của nhiều chủng loại hàng hoá với những thương hiệu riêng khác nhau theo những định vị khác nhau.
Trong thực tế, với một hàng hoá cụ thể, có thể tồn tại chỉ duy nhất một thương hiệu, nhưng cũng có thể tồn tại đồng thời nhiều loại thương hiệu (vừa có thương hiệu cá biệt, vừa có thương hiệu gia đình, hoặc vừa có thương hiệu nhóm và thương hiệu quốc gia).
Sử dụng duy nhất một thương hiệu hay sử dụng đồng thời nhiều thương hiệu cho hàng hoá, dịch vụ là một chiến lược trong quản trị thương hiệu.
Thu hút hơn 1.000 doanh nghiệp tham gia
Theo thông tin từ Ban Tổ chức, kỳ xét chọn Thương hiệu quốc gia lần thứ 8 tiếp tục thu hút được sự quan tâm tham gia của trên 1.000 doanh nghiệp thuộc các ngành nghề lĩnh vực khác nhau trên cả nước.
Các hồ sơ đăng ký xét chọn được đánh giá, thẩm định theo các tiêu chí được quy định tại Quyết định số 30/2019/QĐ-TTg, Thông tư số 33/2019/TT-BCT quy định hệ thống tiêu chí của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam và Thông tư số 25/2021/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2019/TT-BCT.
Để thực hiện quy trình xét chọn, Ban Thư ký đã mời tổng số 39 chuyên gia trong danh sách Ban Chuyên gia của Chương trình tham gia chấm hồ sơ (2 chuyên gia chấm 1 hồ sơ). Đồng thời, Ban Thư ký đã thuê các đơn vị chuyên ngành có uy tín đánh giá các chỉ tiêu liên quan với mỗi hồ sơ, cụ thể: Công ty Cổ phần Mibrand (là đối tác và đại diện chính thức tại Việt Nam của Brand Finance - Công ty định giá thương hiệu toàn cầu có trụ sở tại Anh) thực hiện khảo sát khả năng nhận biết thương hiệu; Công ty KPMG đánh giá sức khỏe tài chính; Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước) xếp hạng tín dụng.
Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022 sẽ được tổ chức vào 19h00 ngày 2/11/2022 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia và truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam.
Bên cạnh đó, Ban Thư ký đã gửi công văn xin ý kiến các cơ quan quản lý chuyên ngành về chấp hành pháp luật chuyên ngành, cụ thể: Tổng Cục thuế, Tổng cục Hải quan, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Sau hơn 9 tháng phát động và triển khai hoạt động xét chọn, đã có 172 doanh nghiệp với tổng số 325 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022, tăng 48 doanh nghiệp so với năm 2020. Đây là minh chứng cho sức hút và tầm ảnh hưởng của Chương trình đối với doanh nghiệp trong việc xúc tiến xuất nhập khẩu sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cũng như phát triển thị trường nội địa.
Đại diện Ban Tổ chức cho biết, kỳ xét chọn lần thứ 8 năm 2022 không thể không nhắc đến sự tham gia lần đầu của một số thương hiệu có tiếng trên thị trường như: VAS Nghi Sơn; Nova Land; Bảo Việt; VNPT.
Bên cạnh đó, những sản phẩm, dịch vụ mới mẻ như thanh toán điện tử, quản lý khách sạn, du lịch trải nghiệm... của các doanh nghiệp tham gia năm nay đã làm nên sự đa dạng cho chương trình.
Các tiêu chí để trở thành thương hiệu quốc gia?
Mỗi quốc gia đều có thế mạnh dẫn đầu về một lĩnh vực cụ thể nhờ vậy họ có những thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực đó. Đó là những thương hiệu trở thành niềm tự hào của cả quốc gia và được thế giới biết đến. Nếu như nhắc đến nước Mỹ thì gần như không có đối thủ trong lĩnh vực công nghiệp giải trí, công nghệ thông tin, công nghiệp sáng tạo và giáo dục. Bởi họ có những thương hiệu tên tuổi hàng đầu thế giới như Microsoft, IBM, Apple, Google…
Còn nhắc đến Thụy Sỹ – đất nước dẫn đầu thế giới về đồng hồ thì không thể không kể đến những thương hiệu như Rolex, Longin hay Omega. FutureBrand là một công ty nghiên cứu và họ nghiên cứu khách quan ở 118 nước các thương hiệu tiêu dùng hoặc thương hiệu doanh nghiệp đã chỉ ra các tiêu chí quan trọng để một thương hiệu trở thành thương hiệu quốc gia.
– Tiêu chí về độ nhận diện quốc gia. Tiêu chí này cho biết quốc gia đó cung ứng những gì cho thế giới. Độ nhận biết danh tính quốc gia thôi chưa đủ tạo thành một thương hiệu quốc gia mạnh. Như việc nhắc đến Đức người ta sẽ nghĩ đến ngay tới các thương hiệu ô tô dẫn đầu thế giới như BMW, Mercedes hay nói đến Việt Nam sẽ gợi nhắc về một đất nước nông nghiệp xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.
– Thương hiệu quốc gia cũng có thể xây dựng từ lĩnh vực không phải là thế mạnh tiêu biểu của quốc gia đó. Vì không phải quốc gia nào cũng có thế mạnh rõ ràng trên một lĩnh vực cụ thể. Trong trường hợp này, thương hiệu quốc gia trước tiên cần được xem là niềm tự hào của chính đất nước đó. Các quốc gia dù ở bất cứ quy mô nào cũng đều có những thương hiệu để tự hào, để giới thiệu với bạn bè du khách quốc tế. Nếu đến Lào, gần như 100% người Lào chỉ uống bia Lào. Những thương hiệu quốc tế như Heineken, hay Tiger cũng không chen chân được vào bàn nhậu của người dân đất nước Triệu Voi. Đối với người dân Lào bia Lào đích thực là thương hiệu quốc gia.
Tiếp đó là các thước đo về sự ưu tiên, nghiên cứu khả năng người ta coi quốc gia đó là một điểm đến, nơi đầu tư hoặc mua sắm hàng hóa; thước đo về sự kính trọng, đo mức độ người ta quan tâm theo dõi, thăm viếng hoặc thiết lập quan hệ thương mại với quốc gia đó và cuối cùng là thước đo về mức độ khách du lịch giới thiệu, vận động họ hàng, gia đình, bạn bè đến thăm đất nước đó.
– Thương hiệu quốc gia luôn là biểu tượng cho một hình ảnh tiêu biểu của quốc gia như là một cường quốc, một nước thịnh vượng, hay một nước nghèo khó vì vậy có rất nhiều cơ hội cho các quốc gia để tạo ra những biểu tượng như sự sáng tạo, năng động, tin cậy, an toàn và những biểu tượng khác. Hình ảnh của một quốc gia chịu ảnh hưởng từ những nhận thức của chính con người của đất nước đó, từ nền văn hóa, trình độ phát triển kinh tế, chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Do đó, có những hình ảnh quốc gia được nhiều người biết đến và có những hình ảnh quốc gia ít được biết đến do phụ thuộc vào vị thế của quốc gia đó trong tiến trình phát triển kinh tế, ví dụ như các nước đang phát triển ở châu phi, châu Á, Mỹ La-tinh là những quốc gia có hình ảnh ít được biết đến và những nước công nghiệp phát triển là những quốc gia có hình ảnh được nhắc đến nhiều. Hình ảnh quốc gia trong mỗi cá nhân về một đất nước và một địa điểm nào đó đa phần được hình thành trong mỗi một cá nhân từ khi còn là trẻ thơ thông qua giáo dục, các phương tiện truyền thông, tiêu dùng sản phẩm.
Một thương hiệu quốc gia mạnh là sự cộng hưởng từ nhiều thương hiệu tiêu dùng mạnh. Là sự kết hợp hài hòa từ các yếu tố: công nghệ, đổi mới, sáng tạo và phát triển bền vững để thương hiệu quốc gia thực là đại diện, là thế mạnh khi nhắc đến quốc gia đó.