Trong thời đại mở rộng giao lưu văn hóa và kinh tế như ngày nay, số lượng sinh viên chọn học ngoại ngữ ngày càng tăng. Đặc biệt là đối với sinh viên ngành Ngôn ngữ Nhật- ngôn ngữ khó thứ 3 trên thế giới, thì để cải thiện năng lực Nhật ngữ, “nâng trình” biên- phiên dịch đòi hỏi sự rèn luyện nghiêm túc của người học. Do đó, hôm nay TATOSA sẽ đưa ra một số phương pháp hiệu quả giúp bạn nâng cao năng lực tiếng Nhật nói chung và kỹ năng biên- phiên dịch tiếng Nhật nói riêng.
Mức độ hoàn hảo trong văn phong
Biên dịch là tài liệu viết, có thể dùng làm bằng chứng trong một số tình huống, cũng là cơ hội thể hiện năng lực ngoại ngữ với đối tác nên việc trình bày phải đảm bảo mặt trôi chảy trong văn phong và chuẩn về ngữ pháp.
Thông dịch chuyển ngữ thông qua lời nói nên không đòi hỏi cao về ngữ pháp nhưng phải có sự trôi chảy trong trình bày, đảm bảo đủ ý, đúng bố cục câu, và đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ.
Phiên dịch cũng là chuyển ngữ qua lời nói, tuy nhiên có thêm một điểm đó là phiên dịch thường sẽ chuyển từ ngôn ngữ khác sang ngôn ngữ quen thuộc (tiếng Mẹ đẻ) của phiên dịch viên nên sự chau chuốt, ngữ pháp, văn phong trôi chảy sẽ được đề cao hơn.
Tốc độ triển khai công việc
Biên dịch viên có nhiều thời gian để hoàn thành công việc chuyển ngữ của mình, không bị áp lực thời gian nhiều như hai vị trí kia.
Thông dịch viên thì khỏi phải nói, gần như họ sẽ phải dịch song song cùng với tốc độ mà người phát biểu nên đòi hỏi năng lực chuyển ngữ và kinh nghiệm thực chiến rất cao.
Phiên dịch viên dễ thở hơn Thông dịch viên nhưng tốc độ cũng phải cao hơn Biên dịch viên vì dù người phát biểu có tạm dừng để chờ họ dịch nhưng họ phải nhanh chóng nắm bắt ý và chuyển ngữ theo đúng văn phong, ngữ pháp, tình huống cho bên còn lại hiểu.
Tìm hiểu khái niệm các thuật ngữ công việc
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng điểm qua khái niệm mà các thuật ngữ công việc chuyển ngữ này đề cập đến nhé
Biên dịch là thuật ngữ chỉ công việc dịch thuật các loại tài liệu (chứng từ, văn bản, hợp đồng…) từ ngôn ngữ nước này sang ngôn ngữ nước khác. Đối tượng làm việc thường xuyên của các biên dịch viên là các tài liệu dạng chữ, có thể là bản in, phụ đề video, file pdf, giấy tờ hồ sơ… Người phụ trách công tác biên dịch có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như từ điển, phần mềm hỗ trợ biên dịch, thời gian biên dịch cũng nhiều hơn nhưng bù lại độ chính xác cả về văn phong, ngữ pháp, thuật ngữ chuyên môn trong tài liệu biên dịch luôn yêu cầu cao.
Thông dịch là thuật ngữ đề cập đến công việc chuyển ngữ, đa phần là bài phát biểu bằng lời nói thành sang nhiều ngôn ngữ khác. Người làm thông dịch viên phải sở hữu lượng từ vựng, ngữ pháp cùng khả năng chuyển ngữ theo tình huống thực tế vì quá trình thông dịch diễn ra trực tiếp, ngay sau lời phát biểu của một cá nhân hay tập thể nào đó, nên sẽ không có thời gian cho bạn tra tài liệu, dò từ điển hay tìm kiếm sự hỗ trợ từ các ứng dụng hỗ trợ chuyển ngữ.
Phiên dịch là thuật ngữ chỉ việc chuyển ngữ trong khoảng thời gian ngắn, không có nhiều sự trợ giúp từ các công cụ hỗ trợ chuyển ngữ, họ phải vận dụng linh hoạt kinh nghiệm, khả năng ghi nhớ và năng lực phản xạ. Tuy nhiên, so với thông dịch thì phiên dịch có nhiều thời gian hơn vì thời gian triển khai phiên dịch thường là sau khi toàn bộ bài phát biểu ngắn hoặc một phần bài phát biểu dài đã hoàn thành. Mặt khác phiên dịch viên thường sẽ chuyển ngữ theo một hướng, từ ngôn ngữ khác sang tiếng mẹ đẻ nên yêu cầu linh hoạt về mặt ngữ nghĩa, văn phong trong bản phiên dịch không làm họ mất nhiều thời gian.
Triển khai công việc độc lập hay theo nhóm
Biên dịch cho phép triển khai công việc theo đội nhóm để mỗi người có thể chuyên tâm một phần nội dung dài và yêu cầu độ chính xác cao.
Thông dịch và Phiên dịch sẽ làm việc độc lập, vì họ đến thời gian phân vân suy nghĩ còn không có nhiều, thì chắc chắn khó có thời gian để bàn bạc hay phối hợp cùng đồng nghiệp.
Mức độ đa chiều trong chuyển ngữ
Biên dịch có thể dịch qua lại giữa hai ngôn ngữ nhưng là trong nhiều dự án, còn trong một dự án nhất định, họ sẽ chỉ cần chuyển ngữ theo một chiều. Ví dụ chuyển ngữ Anh – Việt cho tài liệu kinh tế, sau đó, chuyển ngữ Việt – Anh cho phụ đề phim ở dự án sau.
Thông dịch viên phải thông thạo cả hai ngôn ngữ mà họ thành thạo chuyển ngữ, vì đa phần, họ sẽ phải dịch qua lại giữa hai ngôn ngữ này ngay tại hội nghị, diễn đàn, hội thảo… chứ không chỉ dịch một chiều.
Phiên dịch viên thì chỉ cần dịch một chiều, vì hầu hết những buổi đàm phán, mỗi bên đều sẽ có phiên dịch viên của mình. Họ chỉ cần phiên dịch sang ngôn ngữ của phía mình, nếu cẩn thận thì nghe sơ lược thêm phần chuyển ngữ của phía đối tác mà thôi.
Tìm việc biên dịch, phiên dịch, thông dịch có dễ không?
Thông qua nội dung phân biệt giữa ba vị trí công việc đã đề cập ở trên, chúng ta có thể thấy, để đảm nhận công việc chuyển ngữ, trước hết các bạn ứng viên cần chủ động:
- Học hỏi, trau dồi kỹ năng chuyển ngữ linh hoạt
- Cập nhật kiến thức văn hóa xã hội của quốc gia sử dụng ngôn ngữ đó
- Tìm cơ hội tiếp xúc, trải nghiệm thực tế nhiều chủ đề ở cùng một vị trí công việc
- Nắm bắt tâm lý người nói và người nghe trong quá trình giao tiếp
- Rèn luyện khả năng chịu áp lực cao trong công việc
Đây là những tiêu chuẩn chung mà ba vị trí này yêu cầu. Nói về tiêu chuẩn riêng thì việc yêu thích công việc liên quan đến ngoại ngữ, chuyển ngữ là chưa đủ, để tìm kiếm và phát triển công việc trong ngành thì mỗi vị trí luôn có những thách thức riêng.
+ Vị trí biên dịch có yêu cầu tuyển dụng tương đối vừa sức, mang đến nhiều cơ hội rèn luyện nghiệp vụ cho những bạn sinh viên mới ra trường hoặc những bạn có tính cách cẩn trọng, tỉ mỉ, chậm mà chắc.
+ Vị trí phiên dịch là cấp độ cao hơn trong nghề này, theo đó, ngoài khả năng nắm vững hai nhóm ngôn ngữ mà bạn sẽ đảm nhận phiên dịch thì bản thân phiên dịch viên còn phải có khả năng tóm tắt nhanh, chuẩn xác nội dung phiên dịch và khả năng chuyển ngữ súc tích.
+ Vị trí thông dịch viên là cấp độ cao nhất, làm việc ở vị trí này có cả những giảng viên ngoại ngữ đầu ngành, những chuyên gia thông dịch, phiên dịch lão làng. Trong hai ngôn ngữ mà bạn phải thông dịch, bạn phải giỏi cả hai chứ không được chỉ giỏi một trong hai vì tốc độ chuyển ngữ rất nhanh, lại phải thực hiện hai chiều, áp lực và độ khó rất lớn.
Sở hữu năng lực ngoại ngữ cao là một lợi thế rất lớn cho sự nghiệp, với những bạn chọn con đường chuyển ngữ để phát triển thì năng lực này càng quan trọng hơn. “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, hy vọng thông qua bài viết phân biệt biên dịch, thông dịch, phiên dịch mà Ms. Uptalent vừa gửi đến, mỗi bạn sẽ có thêm nhiều thông tin để lựa chọn đúng vị trí công việc phù hợp, giúp bản thân có nhiều cơ hội phấn đấu và phát triển lâu dài trên con đường đã chọn.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080 Email: [email protected] / [email protected] Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.
Hình thức triển khai công việc
Biên dịch sử dụng hình thức viết, chuyển ngữ dưới dạng chữ viết trên văn bản, tài liệu…
Thông dịch sử dụng hình thức nói, người phát biểu nói đến đâu, thông dịch viên phải chuyển ngữ bằng lời nói ngay đến đó, gọi nôm na là “dịch đuổi”
Phiên dịch sử dụng hình thức nói, người phát biểu trình bày xong một ý sẽ tạm dừng lại, phiên dịch viên sẽ nắm ý và chuyển ngữ trọn vẹn ý cả đoạn.
Mức độ chuẩn xác cần đáp ứng
Biên dịch có thời gian nhiều hơn, có thể sử dụng công cụ hỗ trợ dịch thuật nhiều hơn nên mức độ chuẩn xác được yêu cầu rất cao. Điển hình như việc biên dịch hợp đồng thương mại ngoài văn phong, ngữ pháp, còn phải đúng thuật ngữ chuyên ngành và đảm bảo tiêu chuẩn luật pháp kinh tế nữa.
Thông dịch vì phải đảm bảo tốc độ cực nhanh nên độ chuẩn xác được du di hơn, chỉ cần đảm bảo về mặt nội dung, không cần quá chú trọng đến ngữ pháp hay văn phong.
Phiên dịch cũng phải chuyển ngữ nhanh nên chỉ cần phiên dịch viên hiểu đúng ý, tóm tắt và chuyển ngữ đủ nội dung là được.
Vận dụng công cụ hỗ trợ chuyển ngữ
Biên dịch viên có nhiều thời gian hơn để chăm chút cho nội dung của mình nên họ có thể sử dụng từ điển, phần mềm dịch thuật hay những công cụ hỗ trợ chuyển ngữ khác
Thông dịch viên và Phiên dịch viên gần như phải hoàn thành chuyển ngữ ngay lập tức nên việc sử dụng công cụ hỗ trợ là không thể. Họ chỉ có thể dựa vào kinh nghiệm, bản lĩnh và sự linh hoạt trong từng tình huống.
Phân biệt giữa Biên dịch, Thông dịch, Phiên dịch
Dựa theo từng tiêu chí nội dung, chúng ta sẽ thấy rõ những điểm giống và khác nhau giữa ba vị trí công việc chuyển ngữ này: