Tăng trưởng kinh tế là gì? Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2024 ở Việt Nam sẽ là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2024 ở Việt Nam sẽ là bao nhiêu?
Quốc hội ban hành Nghị quyết 103/2023/QH15 ngày 09/11/2023 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.
Trong đó, Nghị quyết đã đặt ra các chỉ tiêu cần đạt được trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 như sau:
- Tốc độ tăng trưởng GDP từ 6,0 - 6,5%;
- GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 - 4.730 đô la Mỹ (USD).
- Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1 - 24,2%.
- Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4,0 - 4,5%.
- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 4,8 - 5,3%.
- Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 26,5%.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 69%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 28 - 28,5%.
- Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.
- Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm trên 1%.
- Số bác sĩ trên 10.000 dân đạt khoảng 13,5 bác sĩ.
- Số giường bệnh trên 10.000 dân đạt khoảng 32,5 giường bệnh.
- Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 94,1% dân số.
- Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 80%.
- Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%.
- Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 92%.
Được biết, Nghị quyết 103/2023/QH15 thể hiện mục tiêu tiếp tục ưu tiên tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Đẩy mạnh, tạo chuyển biến tích cực hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội sinh của nền kinh tế.
Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, chính sách; khơi thông các nguồn lực; xử lý hiệu quả các vướng mắc để phát triển các loại thị trường ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững; nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách, thực thi công vụ.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng chiến lược trọng điểm, quan trọng quốc gia.
Quan tâm phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế ngang tầm với phát triển kinh tế; chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Chăm lo các đối tượng chính sách;...
Xem thêm tại Nghị quyết 103/2023/QH15 ban hành 09/11/2023.
Các nhà kinh tế kỳ vọng đà tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục mở rộng trong thời gian tới, với thị trường lao động thắt chặt và các khoản tiết kiệm lớn giúp các hộ gia đình chống lại lạm phát cao.
Báo cáo cập nhật của Chính phủ Mỹ ngày 30/3 cho hay, nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 4/2021, nhưng đà tăng trưởng này đã chậm lại đáng kể giữa bối cảnh số ca nhiễm mới dịch COVID-19 gia tăng đột biến vào đầu năm nay, chuỗi cung ứng tiếp tục gián đoạn và lạm phát leo dốc.
Trong báo cáo điều chỉnh lần thứ ba của Bộ Thương mại Mỹ về tăng trưởng kinh tế quý 4/2021, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong quý 4/2021 đạt mức 6,9%, giảm nhẹ so với dữ liệu ước tính được đưa ra hồi tháng Hai vừa qua là 7%.
Nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng với tốc độ 2,3% trong quý 3/2021, cao hơn 3,1% so với mức trước đại dịch.
Các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters kỳ vọng mức tăng trưởng GDP quý 4/2021 sẽ được điều chỉnh lên mức 7,1%, song việc sửa đổi chỉ số GDP quý 4 đã phản ánh sự suy giảm chi tiêu tiêu dùng và xuất khẩu của Mỹ.
Trong cả năm 2021, nền kinh tế Mỹ ghi nhận mức tăng trưởng 5,7%, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1984, sau khi Chính phủ tung ra các gói cứu trợ liên quan đến đại dịch trị giá gần 6.000 tỷ USD. Chỉ một năm trước đó, vào năm 2020, nền kinh tế Mỹ đã chứng kiến mức sụt giảm 3,4%, mức giảm mạnh nhất trong 74 năm.
Đại dịch COVID-19 đã góp phần vào việc cắt giảm chi tiêu cũng như làm gián đoạn hoạt động của các nhà máy sản xuất và công ty dịch vụ tại Mỹ hồi đầu năm nay.
[Dấu hiệu suy thoái của kinh tế Mỹ từ thị trường trái phiếu]
Mặc dù hiện tình trạng lây nhiễm dịch đã giảm đáng kể, dẫn đến việc Chính phủ nới lỏng các biện pháp hạn chế trên toàn quốc, song lạm phát của Mỹ vẫn đang tăng vọt, còn các chuỗi cung ứng vẫn trong tình trạng tắc nghẽn.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) mới đây đã nâng lãi suất chủ chốt thêm 0,25 điểm phần trăm, đánh dấu lần tăng lãi suất đầu tiên trong hơn ba năm và báo hiệu một lập trường “diều hâu” trong chính sách tiền tệ khiến thị trường trái phiếu lo ngại suy thoái sẽ xảy ra.
Lần đầu tiên kể từ tháng 9/20219, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ hạ xuống thấp hơn lợi suất trái phiếu kỳ hạn hai năm trong ngày 29/3, điều này cho thấy giới đầu tư đang có triển vọng bi quan và không muốn cam kết đồng tiền của mình.
Sự chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 2 năm hiện chỉ còn khoảng 0,2%, so với khoảng 1,5% thời điểm một năm trước.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho biết, việc Fed nắm giữ một lượng lớn trái phiếu và chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp khiến khó có thể thấy rõ hướng đi của đường cong lợi suất.
Một đường cong lợi suất đảo ngược thường được xem là một dấu hiệu cho thấy giới đầu tư đang lo ngại về tương lai gần hơn là dài hạn, khiến lãi suất của các loại trái phiếu kỳ hạn ngắn tăng lên cao hơn lãi suất của các loại trái phiếu kỳ hạn dài.
Dù hiện tại đường cong lợi suất vẫn chưa đảo ngược, nhưng hiện tượng này sắp diễn ra. Và đây không phải là một điều đáng ngạc nhiên, khi xét đến tác động của căng thẳng Nga-Ukraine, và những hệ quả về kinh tế của nó, đối với nền kinh tế toàn cầu.
Các nhà kinh tế kỳ vọng đà tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục mở rộng trong thời gian tới, với thị trường lao động thắt chặt và các khoản tiết kiệm lớn giúp các hộ gia đình chống lại lạm phát cao.
Cũng theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ, lợi nhuận doanh nghiệp nước này tăng trưởng chậm lại đáng kể trong quý 4/2021, do hoạt động kinh doanh của các tập đoàn tài chính trong nước bị suy yếu. Lợi nhuận của các tập đoàn phi tài chính trong nước và quốc tế cũng chỉ tăng ở mức vừa phải./.
Tại buổi công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý 3 và 9 tháng năm 2021 ngày 29/9, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết đợt dịch Covid-19 bùng phát cuối tháng 4/2021 đánh thẳng vào các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm như: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ...đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe, tính mạng của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh.
GDP quý 3/2021 giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay. Trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng và khu vực dịch vụ giảm rất sâu, lần lượt ở các mức giảm 5,02% và giảm 9,28%.
“Với mức giảm của quý 3/2021, GDP 9 tháng năm 2021 chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh”, bà Hương nhận định.
Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế trong 9 tháng, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,74%, đóng góp 23,52%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,57%, đóng góp 98,53%; khu vực dịch vụ giảm 0,69%, làm giảm 22,05%.
“Điều này cho thấy khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế trong đại dịch, năng suất lúa tăng cao, chăn nuôi tăng trưởng ổn định, kim ngạch xuất khẩu một số nông sản 9 tháng năm 2021 đạt khá so với cùng kỳ năm trước”, bà Hương khẳng định.
Cụ thể, ngành nông nghiệp tăng 3,32%, đóng góp 0,31 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 3,3%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 0,66%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,05%, đóng góp 1,53 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,24%, đóng góp 0,2 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng giảm 7,17%, làm giảm 0,27 điểm phần trăm do sản lượng dầu thô khai thác giảm 6% và khí đốt tự nhiên giảm 17,6%. Ngành xây dựng giảm 0,58%, làm giảm 0,04 điểm phần trăm.
Theo đại diện Tổng cục Thống kê, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ. Tăng trưởng âm trong 9 tháng năm 2021 của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế.
Ngành bán buôn, bán lẻ giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước, làm giảm 0,3 điểm phần trăm trong tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành vận tải kho bãi giảm 7,79%, làm giảm 0,47 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 23,18%, làm giảm 0,57 điểm phần trăm.
Ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt tốc độ tăng cao nhất với mức tăng 21,15%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,37%, đóng góp 0,45 điểm phần trăm; ngành thông tin và truyền thông tăng 5,24%, đóng góp 0,32 điểm phần trăm.
Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 12,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,03%; khu vực dịch vụ chiếm 40,19%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,99%.
Về sử dụng GDP 9 tháng năm 2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2020; tích lũy tài sản tăng 4,27%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,21%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 18,46%.